top of page

Phúc lợi cho Tôm và Sự bền vững

Chân thành cảm ơn Aquatic Animal Alliance và Fish Welfare Initiative vì những ý tưởng truyền cảm hứng cho bài viết này.

 

Liệu việc cải thiện phúc lợi cho tôm có thể đem lại sự bền vững lớn hơn?

Khi phúc lợi động vật không được cân nhắc trong các hệ thống sản xuất tôm, hậu quả sẽ là sức khỏe của tôm yếu kém, thêm bệnh tật, nhu cầu sử dụng kháng sinh, tôm chết nhiều hơn, các tác động lên môi trường và hệ sinh thái, và cuối cùng là hiệu suất sử dụng nguồn lực và năng suất thấp hơn. Chăm sóc phúc lợi của tôm có thể giảm bớt nhiều vấn đề nghiêm trọng gây ra bởi ngành tôm hiện nay.

Ô nhiễm Nước

Nồng độ oxy và amoniac, nhiệt độ, độ mặn và độ pH rất quan trọng đối với phúc lợi của tất cả các loài động vật thủy sinh, bao gồm con tôm [1] . Chất lượng nước thấp không chỉ làm giảm hệ miễn dịch của tôm [2] (và trong các trường hợp cực đoan, làm tôm chết do ngạt thở hoặc nhiễm độc [3]), mà còn làm nhiễm bẩn các khối nước lân cận, gây nhiễm mặn và axit hóa đất [4]. Ô nhiễm nước có thể gây ra các đợt hiệu ứng “tràn” lớn nếu trang trại không tuân thủ các thực hành tốt về quản lý. Thí dụ, tảo nở hoa có thể làm cạn kiệt lượng oxy trong nước [5] và sinh ra các chất độc có hại có thể giết chết các loài động vật và gây bệnh ở người [6].

Phòng ngừa Bệnh

Các bệnh tồn tại trong hệ vi thực vật bình thường của tôm có thể phát triển mạnh khi mật độ nuôi cao (mật độ nuôi tùy thuộc vào cường độ của phương pháp sản xuất [7]), gây ra các đợt bùng phát mầm bệnh [8]

Sức khỏe tôm yếu có thể khiến sản xuất kém hiệu quả. Thí dụ, tôm bệnh có tỉ lệ chết cao hơn và sản lượng giảm [9]. Giảm thiểu sự khổ sở và căng thẳng cho tôm đảm bảo phúc lợi động vật, đồng thời đảm bảo tôm có chất lượng cao [10]. Do tôm nuôi cuối cùng sẽ được con người tiêu thụ, các bệnh của tôm ảnh hưởng trực tiếp (và tiêu cực) đến an toàn thực phẩm. Benchmark, một viện nghiên cứu thủy sản, đã xác định vấn đề bệnh là một trong những thử thách lớn nhất về tính bền vững mà ngành tôm phải đối mặt hiện nay [11]

Để chống chọi với các bệnh do vi khuẩn gây ra cho tôm, kháng sinh được sử dụng phổ biến trong nuôi tôm [12]. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để trị bệnh dẫn đến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng kháng sinh[13]. Hành động này có thể sẽ cản trở hiệu quả toàn diện của kháng sinh trong tương lai; điều này có thể ảnh hưởng không chỉ đến những con tôm mà cả con người và các động vật khác. Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu nhu cầu sử dụng kháng sinh là nuôi tôm trong những điều kiện phúc lợi tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, và do đó giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh [14].

Hệ sinh thái

Nhiều người tiêu dùng chuyển từ tiêu thụ động vật thủy sinh đánh bắt tự nhiên sang động vật nuôi trong các cơ sở thủy sản, với suy nghĩ rằng việc chuyển đổi này sẽ loại bỏ tác động gây ra bởi chế độ ăn của mình lên đa dạng sinh học dưới nước. Đáng tiếc, điều này không đúng trên thực tế. Thức ăn dành cho các động vât thủy sinh ăn thịt và ăn tạp như con tôm vẫn cần một lượng lớn cá từ tự nhiên trong thành phần [15]

Việc nuôi tôm có thể gây hại cho môi trường một cách khác thông qua lây truyền bệnh trong các khu vực xung quanh. Các ao nuôi với mật độ dày đặc, chứa đầy những con tôm có hệ miễn dịch đã suy yếu, là môi trường sinh sản lý tưởng để các mầm bệnh và các loài ký sinh phát triển mạnh mẽ.

Cùng với việc quản lý an toàn sinh học yếu kém, điều này có thể gây hại cho các loài hoang dã do nước thải bị xả ra các dòng sông. Ngược lại, với số lượng nhỏ (thí dụ từ các cơ sở nuôi với cường độ thấp hơn), nước thải đã được xử lý từ các trang trại tôm có thể có lợi do chứa nhiều chất hữu cơ và dinh dưỡng [16].

Nhiều con tôm bị đánh bắt từ tự nhiên bằng những chiếc tàu lưới rà đáy (bottom trawler) [17]. Quá trình này bao gồm rà đáy biển để đánh bắt các con vật làm thức ăn cho tôm dưới dạng bột cá. Đánh bắt rà đáy thải 1 gigaton khí CO2 (1 gigaton = 1 tỉ tấn) từ đáy biển mỗi năm (gần bằng lượng khí thải của toàn Châu Phi năm 2010) [18], dẫn đến một lượng lớn sản lượng đánh bắt không mong muốn (bycatch) [19], và gây ra hiện tượng ngư cụ ma [20].

Nhiều trang trại tôm được xây trên nền rừng ngập mặn chặt bị phá để làm ao nuôi, gây ra mất carbon đáng kể. Cường độ carbon của hoạt động nuôi tôm trên rừng ngập mặn bị phá cao hơn 10 lần cường độ carbon của bò nuôi lấy thịt trên rừng nhiệt đới Amazon bị phá [21] .

Sinh kế

Các cộng đồng địa phương dựa vào hoạt động đánh bắt thủy sản để có việc làm, thực phẩm và sức khỏe. Tuy nhiên, việc quản lý yếu kém và đánh bắt không bền vững có thể gây ra hiện tượng đánh bắt cạn kiệt và sản lượng không mong muốn (bycatch) quá nhiều [22]. Điều này đe dọa khả năng sinh tồn trong tương lai của các cơ sở kinh doanh gia đình và cơ hội việc làm, đồng thời gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn về an ninh thực phẩm và y tế công cộng.

Các cộng đồng địa phương và bản địa dựa vào rừng ngập mặn để có thực phẩm, thu nhập và các nguồn lực khác. Các trang trại tôm có thể tư hữu hóa và tàn phá nguồn lực này; và khi các cộng đồng này phản kháng, hậu quả có thể rất tàn khốc, bao gồm mất sinh kế, hãm hiếp và các vụ giết người [23]. Một số cơ sở chế biến tôm [24] và hoạt động đánh bắt nguyên liệu làm thức ăn cho tôm [25] lcó liên quan đến buôn bán người và điều kiện làm việc như nô lệ.

Cuối cùng, con người ngày càng quan tâm đến phúc lợi động vật và nguồn gốc thực phẩm mà mình tiêu thụ [26]. Nuôi tôm với phúc lợi tốt hơn giúp người nuôi sinh tồn được trong một thị trường đang thay đổi, và những con tôm được nuôi với phúc lợi tốt hơn có thể bán được với giá cao, giúp tăng doanh thu [27].

References
  1. Wiyoto et al., 2016Water Quality and Sediment Profile in Shrimp Culture with Different Sediment Redox Potential and Stocking Densities Under Laboratory Condition

  2. Allan et al., 1991Lethal levels of low dissolved oxygen and effects of short-term oxygen stress on subsequent growth of juvenile Penaeus monodon

  3. Thi Anh et al., 2010Water pollution by intensive brackish shrimp farming in south-east Vietnam: Causes and options for control

  4. National Ocean Service: National Oceanic and Atmospheric Administration - What is a dead zone?

  5. National Ocean Service: National Oceanic and Atmospheric Administration - What is a harmful algal bloom?

  6. Shrimp Welfare Project - The Shrimp Supply Chain

  7. Le Moullac et al., 2000Environmental factors affecting immune responses in Crustacea

  8. Wang et al., 2021A convenient polyculture system that controls a shrimp viral disease with a high transmission rate

  9. Yu et al., 2020Growth and health responses to a long-term pH stress in Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei

  10. Benchmark Insights - Technologies shaping the future of shrimp production

  11. Holmström et al., 2003Antibiotic use in shrimp farming and implications for environmental impacts and human health

  12. Global Seafood Alliance, 2019Why are antibiotic residues in farmed shrimp a big deal?

  13. Millard et al., 2021How do abiotic environmental conditions influence shrimp susceptibility to disease? A critical analysis focussed on White Spot Disease

  14. Aquatic Life Institute, 2021Interpreting “Blue Loss” and Measuring the Hidden Animals in Our Food System

  15. The Fish Site, 2021How to manage water effluent from shrimp farms

  16. Transform Bottom Trawling - Trawling Impacts

  17. Smithsonian Magazine, 2021Seafloor Trawl Fishing May Release as Much Carbon as Air Travel

  18. Davies et al., 2009 - Defining and estimating global marine fisheries bycatch

  19. Marine Conservation Institute - Help Us End Destructive Fishing

  20. Science.org, 2012The Carbon Footprint of a Shrimp Cocktail

  21. Forest People Programme, 2010Global Shrimp Network meeting in Khulna, Bangladesh, February 2010

  22. Associated Press, 2015 - Enslaved in Shrimp Sheds

  23. The Guardian, 2014Revealed: Asian slave labour producing prawns for supermarkets in US, UK

  24. Buller et al., 2018Towards Farm Animal Welfare and Sustainability

  25. Asche et al. 2021The value of responsibly farmed fish: A hedonic price study of ASC-certified whitefish

bottom of page