top of page

Shrimp Welfare Project  
nhằm mục tiêu cải thiện cuộc sống của
hàng tỷ con
tôm nuôi
ở Việt Nam và Ấn Độ

Untitled design (16).png

Gần 440 tỷ con tôm được nuôi trong các trang trại mỗi năm. Số lượng này nhiều hơn 5 lần tổng số động vật nuôi trong trang trại trên cạn.

3.png

Nguy cơ bệnh - Các bệnh tồn tại trong hệ vi thực vật bình thường của tôm có thể phát triển mạnh khi mật độ nuôi cao, gây ra các đợt bùng phát mầm bệnh. Điều này có hại không chỉ cho những con tôm đang được nuôi mà còn có thể gây ra các đợt hiệu ứng “tràn” lớn nếu trang trại không tuân thủ các thực hành tốt về quản lý. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để trị bệnh dẫn đến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

2.png

Chất lượng nước - Mức oxy và ammoniac, nhiệt độ, độ mặn và độ pH rất quan trọng đối với phúc lợi của tất cả các loài động vật thủy sinh, bao gồm con tôm. Quản lý nước không đúng cách không những có thể làm nhiễm bẩn các khối nước lân cận, gây nhiễm mặn và axit hóa đất, mà còn làm tổn hại hệ miễn dịch của tôm, và trong các trường hợp cực đoan, làm tôm chết do ngạt thở hoặc nhiễm độc.

1.png

Cắt cuống mắt - Một số trại giống vẫn sử dụng phương pháp ngắt hoặc cắt bỏ cuống mắt con tôm cái để kích thích quá trình trưởng thành. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng khi không cắt cuống mắt, tôm bố mẹ có thể sống lâu hơn và tôm con có khả năng chịu đựng stress (căng thẳng) tốt hơn. Vì vậy, loại bỏ phương pháp này sẽ có lợi cho con tôm và cả ngành tôm nói chung.

Các vấn đề này rất ít được quan tâm. Shrimp Welfare Project là tổ chức đầu tiên tập trung hoàn toàn vào vấn đề phúc lợi của tôm. Chúng tôi làm được điều này một phần nhờ các tổ chức như Charity Entrepreneurship và Rethink Priorities đã đưa ra vấn đề cảm giác đau đớn của động vật không xương sống.

Hoạt động

Hợp tác Doanh nghiệp

Hợp tác với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng là một phần quan trọng trong hoạt động của chúng tôi. Mục tiêu chính của chúng tôi là Sáng kiến Giết Nhân đạo, nhằm vận động ngành tôm sử dụng công nghệ gây choáng bằng điện trước khi giết tôm. Trong khuôn khổ sáng kiến này, chúng tôi thỏa thuận tài trợ thiết bị gây choáng bằng điện cho các doanh nghiệp sản xuất cam kết áp dụng gây choáng điện cho tối thiểu 100.000.000 con tôm mỗi năm. Bên cạnh đó, chúng tôi vận động các nhà bán lẻ đưa ra chính sách công khai về phúc lợi động vật và tìm nguồn cung có trách nhiệm.

Hỗ trợ Người nuôi

Chúng tôi hiện đang hợp tác với người nuôi để trực tiếp cải thiện phúc lợi cho tôm trong các trang trại của họ. Chúng tôi đã sáng lập Hội Người nuôi Tôm Bền Vững Ấn Độ (SSFI), một nền tảng và cộng đồng dành cho những người nuôi tôm cùng hướng đến mục tiêu này. SSFI tạo ra cơ hội chia sẻ kiến thức và hợp tác giữa những người nuôi. Nền tảng này cũng cung cấp các dịch vụ như kiểm tra chất lượng nước, kĩ thuật viên thăm và tư vấn tại trang trại, và tư vấn trực tuyến qua ứng dụng WhatsApp. 

Nghiên cứu

Chúng tôi đã và đang chủ động tiến hành nhiều dự án nghiên cứu. Các nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu và xử lý các vấn đề còn chưa được làm rõ về đề tài phúc lợi tôm. Đến nay, chúng tôi đã xuất bản các báo cáo chia sẻ rộng rãi nhiều phát hiện quan trọng về phúc lợi tôm với cộng đồng.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phúc lợi tôm

Chúng tôi nâng cao nhận thức của cộng đồng về phúc lợi tôm thông qua các hội thảo, podcast, và bài viết trên các kênh của ngành tôm, phong trào phúc lợi động vật, và phong trào Effective Altruism (Vị tha Hiệu quả). Chúng tôi cũng hợp tác với các tổ chức khác trong lĩnh vực này, như EuroGroup for AnimalsAquatic Animal Alliance.

What We Do
Gradient.png
Subscribe to Our Newsletter

Thanks for submitting!

Subscribe
bottom of page